06.03.2024
Ba gian thờ của người miền Trung
Nguyên tắc sắp xếp 3 gian thờ này là sắp xếp theo lối ở giữa thờ Thủy Tổ và 2 bên thờ các hàng tả chiêu 左昭 hữu mục 右穆

Trong văn hóa và tín ngưỡng của người dân miền Trung Việt Nam, thường có truyền thống 3 bàn thờ quan trọng mà hầu hết mọi gia đình truyền thống đều tôn trọng và thực hiện. Nguyên tắc sắp xếp 3 gian thờ này là sắp xếp theo lối ở giữa thờ Thủy Tổ và 2 bên thờ các hàng tả chiêu 左昭 hữu mục 右穆. ảnh bài viết Cấu trúc nhà thờ dễ bắt gặp ở nhiều nơi.

Nghĩa là Trong nhà thờ giữa là bệ thờ tổ, các đời thứ hai, tư và sáu thờ bên trái, gọi là hàng “chiêu” , các đời thứ ba, năm và bảy thờ bên phải gọi là hàng “mục”

Bên tả gọi là chiêu, bên hữu là mục (tục ngữ Việt Nam có câu Thuận tay chiêu đập niêu không vỡ, đánh vợ không đau, giựt cau không đứt, tay Chiêu = tay trái). Từ đời hậu Hán về sau Nho giáo coi trọng bên trái, gọi là tôn tả, vì vậy thứ tự sắp đặt theo thứ bậc là 3 - 1- 2 (tính từ quan sát bên ngoài, trong đó 1 ở chính giũa, thờ vị tổ tiên cao nhất, thứ bậc tiếp theo là 2, ở bên tả, 3 ở bên hữu. Nam tả nữ hữu cũng sắp xếp như vậy NỮ HỮU - NAM TẢ; ngoài ra còn có xếp đặt Tây quả - Đông hoa, Hữu cổ - Tả chung (chuông bên trái, trống bên phải. ảnh bài viết 3 gian thờ bên trong nhà thờ họ.

Tra cuốn Từ điển Hán Việt của học giả Đào Duy Anh, mục từ “chiêu mục”, cũng chỉ được chú giải rằng: “Trong thái miếu nhà vua, những ngôi thờ bên tả là chiêu, thờ bên hữu là mục”, tuy nhiên nếu chỉ đọc cách giải thích này, thì độc giả vẫn cảm thấy chưa rõ “chiêu, mục” liên quan gì với nhau. Cuốn “Hán Việt tự điển” của Thiều Chửu cũng chỉ giải thích tương tự: “Hàng chiêu, trong nhà thờ giữa là bệ thờ tổ, ở bên trái là bệ thờ hàng chiêu”.

Chỉ có “Hán Việt từ điển trích dẫn” giải thích rõ ràng hơn: “Chiêu (danh từ), tức hàng ‘chiêu’. Trong nhà thờ giữa là bệ thờ tổ, các đời thứ hai, tư và sáu thờ bên trái, gọi là hàng ‘chiêu’, các đời thứ ba, năm và bảy thờ bên phải gọi là hàng ‘mục’”.

Quy tắc này được viết từ sách “Chu Lễ” : “Tiên vương chi táng cư trung, dĩ chiêu mục vi tả hữu”, nghĩa là khi an táng các vị vua qua đời, thì lấy chiêu, mục mà xếp lần lượt hai bên. Thứ tự tế tự, cách xếp bài vị, án thờ trong tông miếu các triều đại phong kiến cũng vậy, ở giữa là vị trí thủy tổ; sau một đời, tức hàng con là “chiêu”; hàng cháu là “mục”; hàng chắt là “chiêu”; hàng chút lại là “mục”. Cứ lần lượt như vậy, càng nhiều đời càng xa vị trí trung tâm, cứ đời lẻ thì xếp bên trái, đời chẵn ở bên phải bài vị hay mộ của thủy tổ. Nếu có hai bài vị trí tương ứng hai bên, thì bài vị ở hàng bên trái sẽ là của nhân vật xếp trên người ở hàng bên phải một đời.

Nguồn st.