25.03.2022
Giá trị văn hóa gia đình truyền thống Việt Nam đang dần biến mất
Dưới các tác động của lối sống hiện đại đã và đang kéo theo sự phai nhạt dần trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị nhân văn vốn có của văn hoá truyền thống gia đình Việt Nam, và sẽ thật đáng tiếc nếu những giá trị văn hoá truyền thống đó dần bị biến mất hoàn toàn.

Hiện nay, xu hướng đô thị hóa đang ngày càng trở nên phổ biến, sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ là điều tất yếu đối với sự phát triển của kinh tế hiện nay. Trong giai đoạn từ 2010 - 2019, lao động khu vực nông thôn đã giảm từ 48,2% vào năm 2010 xuống 34,7% vào năm 2019, trái lại số lao động khu vực công nghiệp và xây dựng tăng (từ 22,4% lên 29,4%) và khu vực dịch vụ tăng (từ 29,4% lên 35,9%). Theo đó việc người dân di cư từ những vùng nông thôn lên những đô thị lớn hay di cư ra nước ngoài đang ngày càng trở nên phổ biến trong đó dân số khu vực thành thị ở Việt Nam năm 2019 là 33.122.548 người so với 26.515.900 người năm 2010 và con số này sẽ càng tăng hơn trong những năm sắp tới (Tổng cục Thống kê, 2019).

Theo số liệu đánh giá từ Ngân hàng Thế giới (World Bank), nước ta hiện nay đang là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa cao nhất Đông Nam Á. Năm 1986 tỷ lệ dân cư sống tại đô thị Việt Nam chỉ chiếm khoảng 19%, nhưng sau 27 năm đến năm 2013 tỷ lệ này đã đạt gần 34%. Hiện nay, theo ước tính, dân số tại thành phố Hà Nội vào khoảng 8,3 triệu dân, còn tại TP. Hồ Chí Minh dân số hiện nay là hơn 9 triệu dân, theo đó sự phân hoá dân số giữa thành thị và nông thôn ở nước ta sẽ càng rõ rệt hơn trong 10 năm tới (Di dân từ nông thôn đến thành thị – Một số khuyến nghị chính sách, 2020).

Lúc này hình thái của các gia đình Việt Nam sẽ thay đổi, chia thành nhiều các gia đình nhỏ. Hay nói cách khác, đó là những gia đình hạt nhân bao gồm cha mẹ và con cái trong khi thực tế văn hoá gia đình Việt Nam truyền thống từ trước đến nay luôn theo mô hình “tam đại đồng đường, ngũ đại đồng đường", trong đó nhiều thế hệ thành viên trong gia đình sống chung dưới một mái nhà. Đây là sự biến đổi tất yếu của xã hội khi nền kinh tế ngày càng phát triển, tuy nhiên điều này vô hình chung lại đánh mất đi những truyền thống văn hoá vốn có của các gia đình Việt Nam. ảnh bài viết

Kéo theo đó là những tập quán, những giá trị văn hoá truyền thống trong nếp sống sinh hoạt mang tính nhân văn cao đang dần biến mất, như cả gia đình cùng quây quần với nhau trong những bữa cơm hay nhiều thế hệ sinh hoạt dưới cùng một mái nhà của gia đình Việt. Những bữa cơm gia đình chính là khoảng thời gian tuyệt vời các thế hệ trong một gia đình được tìm hiểu, nói chuyện và lắng nghe ý kiến của từng thành viên, hình thành nên tính cách của từng người, giúp cho mọi người gắn kết khăng khít lại gần nhau hơn bị thay thế bởi các nếp sống sinh hoạt tách rời, mang tính cá nhân hoá đang ngày một xuất hiện đều đặn hơn. Nhất là khi đại dịch Covid-19 vẫn chưa được khống chế hoàn toàn, khi tất cả mọi người buộc phải giữ khoảng cách để đảm bảo an toàn đã buộc những nếp sống, sinh hoạt văn hoá truyền thống đó phải thay đổi nhằm thích ứng với điều kiện thực tế, điều này dần dần đã khiến cho mọi thành viên trong gia đình càng trở nên tách biệt hơn. ảnh bài viết

Không những vậy, khi chúng ta nhìn rộng hơn, sự tách biệt giữa các thành viên trong một gia đình cũng kéo theo sự mai một của cả một dòng họ khi con cháu giờ đây đã dần chia tách khỏi gia đình, khỏi quê hương để đến một vùng đất mới và không còn có sự kết nối với chính cội nguồn của mình, điều này sẽ làm giảm khả năng lưu giữ những văn hóa truyền thống cốt lõi, phai nhạt đi truyền thống “uống nước nhớ nguồn” và đáng buồn hơn hết cả đó là sự mất gốc của những thế hệ tương lai khi nguồn gốc đã không còn, đẩy những dòng họ cổ, những dòng họ thuần Việt nhất đến bờ vực của sự lụi tàn.

Trước bối cảnh đó, việc duy trì và kết nối mọi người lại với nhau, đặc biệt là kết nối giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ đang là một trong những vấn đề cấp bách cần được thực hiện nhằm duy trì và lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thể hiện triết lý, tinh thần nhớ về nguồn cội hay “Con người có tổ, có tông/ Như cây có cội, như sông có nguồn”. Chính vì vậy, việc ứng dụng tốt công nghệ nhằm duy trì bảo tồn và phát triển văn hóa dòng họ chính là điều tất yếu đặc biệt trong bối cảnh xã hội hiện nay. Hiểu được những khó khăn đó, ứng dụng Việt Tộc đã được ra đời với sứ mệnh gắn kết gia đình, dòng họ hiện nay. Với những tính năng như Cây gia phả, Thư viện, Khuyến học, Vĩnh hằng viên sẽ giúp cho mọi người dễ dàng trong việc kết nối và duy trì nếp sống truyền thống đặc trưng của gia đình văn hoá Việt Nam.

ảnh bài viết Việt Tộc trân trọng mọi ý kiến góp ý và xây dựng cho ứng dụng của chúng tôi tại: https://viettoc.vn/#lien-he Đăng ký sử dụng cho dòng họ tại: https://viettoc.vn/#dang-ky Tải ứng dụng Việt Tộc trên hệ điều hành Android tại: https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.viettoc