27.11.2023
Tết Hạ Nguyên - mảnh ghép đặc sắc trong văn hoá người Việt
Ngày rằm tháng 10 Âm Lịch hằng năm là ngày Tết Hạ Nguyên của người Việt. Nhân dịp này, Việt Tộc mời độc giả cùng đi tìm hiểu vì sao Tết Hạ Nguyên trở thành một mảnh ghép đặc sắc, không thể thiếu trong bức tranh văn hoá người Việt, bên cạnh những ngày lễ Tết quan trọng khác nhé.

Tết Hạ Nguyên là gì?

Tết Hạ Nguyên còn có tên gọi khác là Lễ mừng lúa mới hoặc Tết cơm mới, là một trong ba ngày lễ rằm quan trọng và đặc biệt của người Việt (bên cạnh Tết Thượng Nguyên rơi vào ngày Giêng Âm lịch, Tết Trung Nguyên nhằm ngày rằm tháng Bảy Âm Lịch (Lễ Vu Lan) và Tết Hạ Nguyên diễn ra vào ngày rằm tháng Mười Âm lịch.

Theo phong tục người Việt, Ngày Tết Hạ Nguyên là dịp để bày tỏ tấm lòng biết ơn tới trời đất vì đã ban tặng mọi người một mùa màng bội thu. Người Việt vốn nổi tiếng với nền văn minh nông nghiệp lúa nước với một bề dày văn hoá đa dạng và đặc sắc. Bởi vậy, việc ăn Tết Hạ Nguyên từ lâu đã in sâu vào phong tục và tinh thần của người Việt. ảnh bài viết Tết Hạ Nguyên đã trở thành một ngày lễ mang đậm nét văn hoá tâm linh người Việt

Ngoài ra, Tết Hạ Nguyên còn là dịp để người Việt chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà, tổ tiên của, cầu bình an cho mọi thành viên trong gia đình, và cầu cho mưa thuận gió hoà sẽ đến với mùa màng của dân tộc trong những năm sau. Không chỉ là ngày để cầu an cho gia đạo, cầu siêu cho người thân đã khuất mà còn là dịp để mỗi người nhớ ơn, kết nối truyền thống gia đình trong ý nghĩa “ n giáo dưỡng một đời nên huệ mạng/Nghĩa sinh thành muôn kiếp khó đáp đền”.

Người Việt thường làm gì vào Tết Hạ Nguyên

Không quá nổi tiếng như Tết Thượng Nguyên (Rằm tháng Giêng) và Tết Trung Nguyên (Trung Thu), nhưng ngày lễ Tết Hạ Nguyên vẫn giữ cho mình nét độc đáo của riêng mình. Ngày lễ này bắt nguồn trong quá khứ khi người Việt vẫn còn phụ thuộc vào hoạt động nông nghiệp, nên lễ vật cúng truyền thống thường bao gồm các sản vật của một mùa màng bội thu của những người nông dân, bao gồm mâm cơm cúng, các món ăn từ hoa trái. Dần dần, ngày này đã trở thành một dịp không thể thiếu trong đời sống người dân và được gọi là lễ tạ ơn, lễ mừng lúa mới hay tết Hạ Nguyên. ảnh bài viết Ảnh: Mâm cơm cúng thường thấy của ngày Tết cơm mới

Tết Hạ Nguyên cũng là một dịp quan trọng với các Phật tử và những người tín đạo nói chung. Vì lẽ này mà trong ngày rằm tháng 10, nhiều tuyến đường ở gần các chùa luôn đông đúc. Cảnh đông đúc, hương bay nghi ngút là điều dễ nhận thấy. Thắp hương lễ Phật xong, nhiều gia đình còn ghé thăm người thân đã khuất được tro cốt gửi tại chùa.

Vào ngày này, nhất là các Phật Tử, họ sẽ tưởng nhớ và bày tỏ lòng thành kính đối với công ơn của đức Phật, Bồ Tát trong việc tạo ra, giữ gìn và phát huy tính hướng thiện, trừ ác và nhớ ơn tổ tiên. Do đó, lễ cúng tết Hạ Nguyên thường diễn ra ở chùa để mọi người noi gương đức Phật.

Tết Hạ Nguyên - mảnh ghép đặc sắc trong văn hoá người Việt

Cùng với những ngày lễ Tết khác, Tết Hạ Nguyên đã làm giàu thêm cho văn hoá Việt. Tết Hạ Nguyên phản ánh đầy đủ giá trị tinh thần và đạo đức người Việt theo đuổi, hướng con người tới những giá trị tốt đẹp, trong đó bao gồm lòng thành kính với bậc tổ tiên, lòng biết ơn trời đất và thần linh đã giúp người nông dân có mùa màng bội thu, lòng hướng Phật, trân trọng những điều tốt đẹp.