Vì sao ai trong chúng ta cũng cần có một dòng họ ổn định và phát triển?
Vì sao ai trong chúng ta cũng cần có một dòng họ ổn định và phát triển? Hay nói cách khác, việc mỗi cá nhân đóng góp cho sự phát triển chung của dòng họ có ý nghĩa thế nào với bản thân từng người theo chiều ngược lại? Đây đều là thắc mắc của nhiều người nói chung, và thế hệ trẻ nói riêng - khi họ còn chưa được tuyên truyền và hướng dẫn đủ cụ thể. Khi được hỏi về vấn đề này, chị Vũ Thanh Tú - trưởng nhóm Marketing dự án Việt Tộc trả lời: “Một dòng họ tốt có thể được ví như một bệ phóng để từng thành viên, trong đó có người trẻ, có thể phát triển tốt”. Cụ thể, thế mạnh đầu tiên mà một dòng họ ổn định và phát triển có thể mang lại cho thành viên đó là sự tự tin, động lực phát triển. Khi bản thân chúng ta nhận thức được những giá trị truyền thống và thành tựu mà các thế hệ ông cha mình đã gây dựng và lưu truyền lại được, thì bản thân mỗi người tự động sẽ có trách nhiệm để học tập, hoàn thiện bản thân, tiến tới đóng góp, mang về vinh quang cho các dòng họ. Chị Tú có lấy dẫn chứng cụ thể: “Các bạn có thể tìm đọc trên mạng, có rất nhiều dòng họ nổi tiếng giàu truyền thống, thì nhiều thành viên của họ cũng tập trung phát triển bản thân được, đạt được thành tích nổi bật trong học tập, công việc. Một ví dụ tiêu biểu là họ Dương Việt Nam, với truyền thống khuyến học khuyến tài, nhiều con em trong họ được biểu dương thường xuyên đã tạo động lực cho các thế hệ con cháu trong họ tự phát huy truyền thống này.”
Ở mặt khác, nếu dòng họ chưa có những hoạt động gắn kết, phát huy truyền thống thì mỗi người lại thiếu đi những động lực kể trên. Và thậm chí, nếu dòng họ còn không được định hướng tốt và phát triển kém ổn định, thì các thành viên, thay vì tập trung phát huy điểm mạnh của bản thân, sẽ cần bận tâm nhiều hơn tới việc giải quyết các vấn đề hay bất ổn của dòng họ. Bản thân đội ngũ phát triển Việt Tộc luôn coi những dòng họ là những cộng đồng, trong đó các thành viên có mối quan hệ huyết thống với nhau, kết nối cùng nhau, hỗ trợ nhau phát triển, cùng nhau bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá thiết thực. Sẽ ra sao nếu chúng ta không những không nhận được sự hỗ trợ và động lực phát triển mà còn phải mất hàng ngày, thậm chí hàng tháng, hàng năm để tìm cách giải quyết các tồn đọng chung mà dòng họ chưa giải quyết được triệt để? Vì vậy, suy xét dưới nhiều góc độ, việc có một dòng họ ổn định và phát triển sẽ luôn là một điểm có lợi dành cho từng thành viên trong mỗi dòng họ, (theo lời chị Tú).
Vị trí của người trẻ trong câu chuyện văn hoá dòng họ
Sở dĩ có việc đề cập về vai trò, vị trí của người trẻ trong công cuộc gìn giữ và bảo tồn văn hoá dòng họ tại Việt Nam là vì thời gian qua có một số ý kiến, đánh giá về sự quan tâm tới văn hoá dòng họ ở mức thấp của người trẻ. Tuy nhiên với quan điểm của đội ngũ phát triển, đây là một kết quả mang nhiều tính khách quan. Bạn Nguyễn Thị Minh Thảo - lập trình viên dự án Việt Tộc chia sẻ rằng: “Mình thấy không hẳn là các bạn trẻ không muốn tham gia hay đóng góp vào công việc chung của dòng họ, chỉ là họ chưa có nhiều cơ hội thể hiện mối quan tâm của bản thân.” Bổ sung cho vấn đề này, chị Tú chia sẻ: “Mỗi độ tuổi sẽ có những vai trò nhất định cho dòng họ, miễn là mỗi người đều nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc đóng góp xây dựng một dòng họ ổn định và phát triển, thì những đóng góp đó dù nhỏ hay lớn đều vô cùng ý nghĩa”. Ở một góc độ nào đó, mỗi thế hệ đều là cầu nối giữa thế hệ tiền bối và hậu bối. Chúng ta được tuyên truyền giáo dục, và thực hiện một phần của văn hoá dòng họ khi còn trẻ. Khi trở thành những người lớn trong dòng họ, chúng ta lại đảm nhận trọng trách như thế hệ cha ông đi trước, đồng thời truyền đạt lại những giá trị tốt đẹp cho thế hệ mai sau, với những hy vọng tràn đầy về sự gắn kết và triển của dòng họ.
Trong quá trình dự án Việt Tộc ra đời và phát triển, đội ngũ phát triển đã phải tự mình nghiên cứu và đưa ra giải pháp cho những thách thức thực tế của vấn đề văn hoá dòng họ. Nổi bật trong số đó là vấn đề người trẻ tuy có lợi thế về công nghệ thông tin nhưng lại chưa có cơ hội ứng dụng thế mạnh ấy giúp thuận lợi hoá công việc quản lý và kết nối dòng họ. Ở chiều ngược lại, thế hệ cao niên trong dòng họ mong muốn công việc ở dòng họ được thuận lợi và phát triển. Họ kỳ vọng thế hệ trẻ có thể đóng một vai trò tích cực trong quá trình, tuy nhiên công nghệ thông tin lại không phải thế mạnh của họ. Để giải đáp cho vấn đề này, anh Nguyễn Hoà - trưởng nhóm phát triển dự án Việt Tộc phân tích: “Giả sử tình huống các bậc cao niên trong dòng họ cũng thành thạo công nghệ thông tin, vậy sẽ không còn cơ hội cho thế hệ trẻ được đóng góp cho dòng họ. Như vậy, công nghệ thông tin có thể đóng vai trò như một phương tiện, để vừa tạo cơ hội cho người trẻ áp dụng kiến thức và năng lực bản thân đóng góp cho dòng họ, vừa tạo cơ hội cho thế hệ cao tuổi giáo dục, truyền đạt những tư tưởng về văn hoá dòng họ, từ đó tạo ra mối quan tâm thật thật đến dòng họ trong người trẻ”. Còn trong góc nhìn nhận của chị Vũ Thanh Tú, “Việc người trẻ có được sự tiếp cận với công nghệ hiện đại và có tinh thần ham học hỏi sẽ là một nền tảng rất tốt để cho bản thân các bạn biết được mình mình cần phải làm gì để những giá trị của dòng họ mình không bị mai một trong tương lai.”
Định vị của Việt Tộc trong câu chuyện văn hoá dòng họ
Thấu hiểu bối cảnh, mối quan hệ giữa thế hệ người trẻ và câu chuyện bảo tồn văn hoá dòng họ, Việt Tộc đã và luôn tự định vị bản thân mình phù hợp. Tuy là sản phẩm tạo ra bởi thế hệ trẻ, đội ngũ phát triển luôn coi sản phẩm là đại diện cho nhu cầu hay tiếng nói của bất cứ thế hệ nào, bất cứ người nào của dòng họ. Trong bối cảnh người trẻ ngày nay ngày càng có nhiều mối bận tâm khác nhau, người lớn tuổi thì kỳ vọng họ có thể quan tâm nhiều hơn đến dòng họ, thì việc có một công cụ để tạo điều kiện cho cả hai phía tiếp xúc và gắn kết dòng họ là một điều rất cần thiết. Anh Hoà chia sẻ: “Việc duy trì kết nối cần đến từ cả hai phía trong dòng họ. Các bạn có thể nghĩ đến một viễn cảnh mà những người ông người bà tìm đến con cháu, nhờ họ sử dụng công nghệ để giúp cập nhật và truyền đạt những thông tin, tư liệu của dòng họ đến toàn thể các thành viên. Việt Tộc hoàn toàn có thể trở thành một công cụ kết nối trong những trường hợp như vậy”.
Trên thực tế, Việt Tộc đã và đang nhận được số lượng không nhỏ những ý kiến đóng góp rất chân thành và quý báu đến từ các chú, các bác là đại diện quản lý của nhiều dòng họ. Từ đó có thể thấy, Việt Tộc tuy xuất phát điểm là ý tưởng và nguyện vọng của người trẻ, nhưng dự án này vẫn hoàn toàn phản ánh góc nhìn và mối quan tâm của thế hệ lớn tuổi. Ở mặt khác, bạn Minh Thảo với tư cách là một trong số những thành viên trẻ nhất của dự án cũng chia sẻ rằng: “Khi mới bắt đầu làm, thì mình cố gắng hoàn thành công việc được giao thôi, nhưng làm rồi mới thấy thích sản phẩm vì mình dần hiểu ra là nó rất có ích cho cộng đồng.” Như vậy, Việt Tộc đã và đang góp phần hoàn thành nguyện vọng chung của biết bao thế hệ người Việt - nguyện vọng xây dựng và phát triển, kết nối thành viên và bảo tồn văn hoá dòng họ.
Tạm kết
Qua phần chia sẻ trên đây, hy vọng độc giả đã được tham khảo và lắng nghe nhiều hơn về quan điểm của Việt Tộc về mối quan hệ giữa người trẻ và văn hoá dòng họ, để thấy được người trẻ có những mối quan tâm và khả năng đóng góp, thứ thực sự cần là những công cụ hay phương tiện thiết thực hiệu quả. Mời độc giả đón đọc Phần 3 của loạt bài viết để thấy được những điều Việt Tộc đang và nỗ lực đóng góp cho văn hoá dòng họ người Việt.