Hiện nay, trên nhiều tài liệu mạng có đưa ra các khái niệm về “Phả hệ” và “Phổ hệ” và đây cũng là vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm tìm hiểu khi hỗ trợ dòng họ tạo dựng gia phả. Về khía cạnh con người, đây là tín hiệu tích cực khi vấn đề dòng họ không chỉ giới hạn trong phạm vi các bậc lão niên quan tâm mà giờ đây đã lan truyền tới giới trẻ - lớp kế cận tiềm năng giữ lửa truyền thống quý báu của dòng họ. Vậy, chúng ta cùng tìm hiểu rõ ràng hơn về hai khái niệm này nhé.
Trong quyển “Thuật ngữ khái niệm lịch sử phổ thông” do GS. PTS Phan Ngọc Liên chủ biên, dày 194 trang, do Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành năm 1996. Quyển sách này đã cho khái niệm như sau:
“Phả hệ: Tài liệu ghi chép nguồn gốc, dòng họ, các chi, các đời kế tiếp nhau trong dòng họ”. (trang 118)
“Phổ hệ: Bảng ghi thứ tự nối tiếp nhau của các triều vua trong một vương triều (bao gồm niên hiệu, thời gian cầm quyền, quan hệ gia đình với triều vua trước đó)”. (trang 124)
Theo quyển sách này đã ghi nhận và định nghĩa thì “phổ hệ” và “phả hệ” là hai mục từ riêng biệt và “phổ hệ” có nghĩa hẹp hơn “phả hệ” vì đó chỉ là “phả hệ” của các vương triều. Tuy nhiên, thực ra thì định nghĩa này rõ ràng là không đầy đủ vì nó chỉ dành độc quyền cho các dòng vua chúa.
Theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh, Hán Việt tự điển của Thiều Chửu, Hán Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng đều ghi chữ “phổ- 譜” cũng đọc là “phả”. Như vậy, “Phả hệ” và “phổ hệ” chẳng qua chỉ là một vì đó chỉ là biến thể ngữ âm của nhau mà thôi. Việc phân biệt phả hệ và phổ hệ không phải lúc nào cũng rõ ràng, bởi vì trong thực tế, có nhiều tài liệu ghi chép về gia đình vừa có yếu tố phả hệ, vừa có yếu tố phổ hệ. Việc sử dụng hai khái niệm này cũng có thể linh hoạt tùy theo ngữ cảnh và mục đích sử dụng.
Nếu có thêm ý kiến khác về khái niệm, cách sử dụng của “Phả hệ” và “Phổ hệ”, vui lòng gửi về hòm thư xinchao@viettoc.vn hoặc zalo số 0366.948.443.
Nguồn: Sưu tầm, Tiếng Việt giàu đẹp*
Chữ “tôn” theo từ điển Hán Nôm được viết là 尊, theo “Thuyết văn giải tự”viết rằng: “Tôn, cũng chính là cao”. Trong khi đó, chữ “ti” theo từ điển Hán Nôm được viết là 庳 (hoặc 卑), theo “Thuyết văn giải tự”viết rằng: “Ti, cũng chính là thấp”.
Cây gia phả là biểu tượng thiêng liêng, thể hiện sự gắn kết giữa các thế hệ trong dòng họ. Nó không chỉ lưu giữ thông tin về lịch sử, nguồn gốc, mối quan hệ mà còn thể hiện lòng hiếu kính đối với tổ tiên, được treo trang trọng ở nhà thờ họ hoặc tại tư gia. Do đó, việc xây dựng cây gia phả treo tường cần được thực hiện một cách cẩn thận và chu đáo.
Hiện tại phần lớn các thành viên lại đang phân tán về mặt địa lý cũng như không phải ai cũng trang bị cho mình một thiết bị di dộng thông minh để có thể cập nhật thường xuyên các hoạt động dòng họ.