16.12.2022
Việt Tộc: Câu chuyện gìn giữ văn hóa dòng họ của người trẻ (Phần 1)
Qua bao thế hệ người Việt, văn hoá dòng họ được ông cha ta xây dựng nền móng, kế tục phát triển, và trở nên giàu đẹp như những gì chúng ta trông thấy hôm nay. Tre già măng mọc, cứ như vậy, bậc cao niên truyền dạy lại cho thế hệ trẻ về phong tục tốt đẹp của dân tộc, những người trẻ khi lớn lên lại thay tổ tiên gánh vác phần trách nhiệm đó. Ngày nay, người trẻ Việt đang đối mặt với nhiều định kiến, đánh giá về sự quan tâm tới việc họ và mối quan hệ với dòng họ ở mức thấp - điều đi ngược với những kỳ vọng và trách nhiệm mà xã hội đặt lên họ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những biểu hiện tích cực - bằng chứng là những hành động, dự án thiết thực của người trẻ trong việc lưu giữ và bảo tồn văn hoá dòng họ. Cùng đến với câu chuyện của đội ngũ phát triển Việt Tộc - dự án phát triển phần mềm và ứng dụng di động nhằm kết nối tốt các thành viên trong dòng họ và tiến tới bảo tồn văn hoá dòng họ - để thấy rõ được những nỗ lực này của người trẻ.

Những hành động thiết thực của người trẻ với văn hoá dòng họ

Trên thực tế, người trẻ từ lâu vẫn đã và đang có những hành động cụ thể nhằm mang lại sự phát triển bền vững chung cho dòng họ mình. Điển hình là phong trào “Dòng họ tự quản”, tại đó ở đó các bậc cao niên trong dòng họ có vai và trách nhiệm của mình trong việc dìu dắt thế hệ trẻ. Ở chiều ngược lại, thế hệ trẻ lại phát huy thế mạnh của mình, đóng góp cho sự phát triển chung cho dòng họ, cho địa phương bằng sức lao động của bản thân, như sửa sang nơi an nghỉ tổ tiên, hoàn thiện từ đường khang trang đẹp đẽ, giữ gìn trật tự tại thôn, xóm, hay báo cáo những hành vi sai trái pháp luật tại địa phương đến cơ quan chức năng,... Tại nhiều vùng nông thôn của Việt Nam, nhiều người trẻ đã phổ biến Internet đến thế hệ lớn tuổi tại dòng họ, giúp họ thực hiện các công tác quản lý dòng họ tốt hơn. Ví dụ như việc thu thập thông tin các thành viên, các hộ trong họ để xây dựng thiết kế phả đồ trên nền tảng điện tử. Đó đều được coi là những hành vi thiết thực, chứng minh mối quan tâm của người trẻ đến với văn hoá dòng họ một cách chủ động tích cực.  ảnh bài viết

Tuy nhiên, trong những năm gần đây xã hội nước ta chứng kiến sự gia tăng phân tán về mặt địa lý giữa các thành viên trong dòng họ phục vụ các mục đích như: đi xa học tập, làm ăn, kinh doanh,... Người trẻ ngày nay, bằng cách nào đó, tuy vẫn có những mối bận tâm nhất định đến quê hương và dòng họ nhưng lại thiếu đi những phương tiện, công cụ chuyên biệt đẻ họ thể sự quan tâm đó của bản thân. Tuy mạng xã hội đã đóng một vai trò tốt trong quá trình này nhưng không được coi là giải pháp hữu hiệu cho vấn đề đang còn tồn tại, bởi một lẽ đơn giản là mạng xã hội không được tạo ra để phục vụ từng nhóm/ cộng đồng riêng. Từ những bối cảnh cụ thể như vậy, ứng dụng Việt Tộc đã ra đời để góp phần giải quyết những vấn đề tồn đọng các dòng họ đang gặp phải. Mời các độc giả cùng theo dõi Phần 1 trong loạt bài viết “Việt Tộc: câu chuyện gìn giữ văn hóa dòng họ của người trẻ” để hiểu rõ hơn về sự ra đời của ứng dụng Việt Tộc và những khó khăn mà đội ngũ gặp phải trong quá trình phát triển.

Sự ra đời của Việt Tộc bắt nguồn từ những hành động thiết thực

Khi được hỏi về ý tưởng phát triển Việt Tộc, anh Nguyễn Hoà - Trưởng nhóm phát triển sản phẩm nhiệt tình chia sẻ về câu chuyện khi mình lần đầu tiên cùng bố tham gia xây dựng và thiết kế cây gia phả cho dòng họ. Tuy chỉ được giao trọng trách là ghi lại chép lại các thông tin từ bản in Cây gia phả đã có sẵn của dòng họ và đưa lên thiết kế trên phần mềm máy tính nhưng anh Hoà cũng đã gặp vô số khó khăn, có thể kể đến như là: trình bày theo bố cục nào cho hợp lý và thẩm mỹ, kế đến là việc cân nhắc tuân thủ các quy chuẩn về màu sắc, về cách hiển thị nào,.... Nhưng đó chưa phải là toàn bộ khó khăn. Điều thực sự đã đưa anh đến với những ý tưởng ban đầu về việc xây dựng một phần mềm chuyên dụng đó là bất cập trong quá trình thu thập thông tin. Khó khăn anh gặp phải là là gia đình anh mặc dù chỉ muốn xây dựng và thiết kế một bản cây gia phả sử dụng trong nội bộ chi, nhưng đã phải dành thời gian xuống nhà thờ họ để xin bản gốc và các thông tin khác. Một số thông tin khác anh đã phải cùng bố tới các nhà các bậc cao niên khác để thu thập. Việc phải thu thập thông tin một cách cóp nhặt như vậy là một bất cập hiện hữu và nó dễ dẫn tới tình trạng thông tin của các gia đình, của các chi đôi lúc không được thu thập đủ và đồng đều. Một ví dụ là trường hợp của gia đình anh Hoà, khi so sánh giữa một vài số gia đình tuy cùng đời thì chỉ một bên có đủ thông tin các thành viên. ảnh bài viết

Từ những nhận thức rõ ràng về những trăn trở có thể là của rất nhiều dòng họ Việt, ý tưởng phát triển một ứng dụng giúp bảo tồn văn hoá dòng họ Việt của anh càng được củng cố bởi vô vàn khó khăn và mất mát mà dịch bệnh truyền nhiễm COVID-19 đã gây ra. Anh Hoà chia sẻ: “Có rất nhiều việc hằng ngày mình vẫn thực hiện một cách bình thường, ví như việc tiếp xúc giữa các thành viên, thì bấy giờ nhiều dòng họ không thể nào thực hiện được.” Như vậy sự phân tán về mặt địa lý giữa các thành viên trong dòng họ là điều có thể quan sát được. Cùng chia sẻ về vấn đề này, chị Vũ Thanh Tú - trưởng nhóm Marketing dự án Việt Tộc cho rằng: “Nguy cơ chính ảnh hưởng tới việc gìn giữ và bảo tồn văn hoá dòng họ Việt, cụ thể là khiến cho một bộ phận thành viên trong họ ngày nay không có được sự nhiệt tình trong các công việc chung, là sự phân tán về mặt địa lý. Khi xã hội ngày càng trở nên hiện đại, việc con cháu trong dòng họ đi đến các địa phương khác và thậm chí là định cư tại nước ngoài là một điều không thể tránh khỏi.”

Có thể thấy được, văn hoá dòng họ đang đứng trước nguy cơ mai một không chỉ vì những bất cập trong nội tại nó, mà còn bởi vô vàn những yếu tố khách quan. Chị chia sẻ rằng: “Theo quan sát của chị, các công việc ở dòng họ đang bị co cụm, tức là ai có ai có nhiệm vụ thì cứ làm, còn ai không có nhiệm vụ thì sẽ có xu hướng ít để tâm, đó là tâm lý chung. ” Tuy nhiên cũng theo chị Tú, việc đóng góp cho sự phát triển chung của dòng họ nên là trách nhiệm của mỗi người: “Nếu nghĩ sâu xa hơn thì sau này chính bản thân mình sẽ đi truyền đạt, hướng dẫn thế hệ con cháu của mình gắn kết và phát triển dòng họ. Vậy nên nhận thức và quan tâm về điều này sớm vẫn sẽ có lợi hơn.” Như vậy, từ những bối cảnh đặc thù của xã hội và nhu cầu có thể quan sát được của các dòng họ, việc một ứng dụng công nghệ như Việt Tộc ra đời và phát triển là một điều cần thiết. ảnh bài viết

Những khó khăn vừa là về kỹ thuật, vừa nằm ngoài kỹ thuật mà Việt Tộc gặp phải

Khi nói về khó khăn, anh Nguyễn Hoà thẳng thắn chia sẻ: “Trước khi phát triển dự án Việt Tộc, nhóm thực hiện đã dự tính mình sẽ gặp rất nhiều khó khăn và quả nhiên lúc thực hiện rồi mới thấy có nhiều khó khăn thật sự.” Anh đưa ra giải thích: “Khó khăn đến từ việc dù phát triển một dự án xuất phát từ ý tưởng hoặc vấn đề của bản thân mình hoặc người mình biết và dù mình có thể đưa ra được một giải pháp cho vấn đề, thì đó sẽ không bao giờ là giải pháp chung cho vấn đề của tất cả mọi người. Càng thực hiện thì đội ngũ phát triển lại càng thấy vấn đề mà mọi người bên ngoài kia đang gặp phải là rất nhiều, đa dạng và thậm chí còn khác biệt so với cách hiểu ban đầu của nhóm phát triển.”

Để nói về khó khăn đầu tiên, anh Hoà chia sẻ: “Có khá nhiều thứ mình chưa biết được hết về nhóm phát triển. Mặc dù chúng mình có đam mê và mong muốn mãnh liệt có được một sản phẩm giải quyết được vấn đề của xã hội, nhưng khi gặp những tình huống ngoài kỹ thuật nhóm sẽ mất thời gian để có được những tư vấn hoặc là những nghiên cứu tiếp theo.” Vì vậy, có một điều đội ngũ đã phải nỗ lực rất nhiều trong quá trình phát triển sản phẩm đó là hiểu sản phẩm của mình hơn, hay nói cách khác là hiểu cả nhu cầu thực tế bên ngoài. Anh Hoà cũng khẳng định: “Trong hơn một năm phát triển, đội ngũ phát triển đã phải tiếp thu rất nhiều “kiến thức” để ngày càng hoàn thiện hơn sản phẩm của mình.” Chia sẻ về vấn đề này, chị Vũ Thanh Tú - trưởng nhóm Marketing cho rằng Việt Tộc với vị thế là sản phẩm tiên phong, tuy sẽ có những lợi thế nhất định, nhưng sẽ gặp khó khăn tất yếu đó là không có một hình mẫu nào để tham khảo và đánh giá mức độ hiệu quả của ý tưởng sản phẩm.

Trong tương quan giữa các khó khăn, phải nhắc đến sự phân hoá rất đa dạng các nhu cầu của xã hội về vấn đề văn hoá nói chung và văn hoá dòng họ nói riêng. Anh Hoà lấy ví dụ: “Ngay về bản thân cấu trúc một cây gia phả, nhóm mình đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng, nhưng khi đến lúc thực hiện, có rất nhiều vấn đề khác nhau lại phát sinh ra. Ví dụ như bây giờ nếu có hai người có họ hàng xa, khác đời nhau, lại lấy nhau chẳng hạn, thì bây giờ sẽ vẽ trên cây như thế nào? Hoặc trường hợp con riêng mà không muốn hiển thị trên cây gia phả chỉ một số người biết thôi, thì phải làm thế nào?” Một ví dụ khác là Việt Tộc ban đầu chỉ dự định phát triển trên di động, nhưng qua một quá trình sử dụng, nhiều khách hàng đã phản hồi nhu cầu về một phiên bản trên máy tính để thuận tiện hoá quá trình chỉnh sửa cây gia phả của mình. Ở mặt khác, chị Tú có đưa ra một nguy cơ đội ngũ phát triển có thể gặp phải là cùng với sự xuất hiện của xu hướng tối giản các nghi lễ, nghi thức trong các công việc ở dòng họ do dịch COVID-19, các dòng họ có thể đánh đồng việc sử dụng một ứng dụng di động về văn hoá dòng họ là một việc không cần thiết và cần được tinh giản.

Tất cả những điều trên vừa là những thách thức về mặt kỹ thuật, nhưng cũng là những vấn đề liên quan đến ngoài kỹ thuật. Từ đây, chúng ta có thể thấy được một điều Việt Tộc đã và đang nỗ lực thực hiện đó là học hỏi từ những khó khăn để đưa ra được những giải pháp ngày càng hữu ích và thân thiện cho các dòng họ Việt. Bằng một tinh thần cầu thị (theo lời anh Nguyễn Hoà), nhóm đang dần áp dụng được thế mạnh của công nghệ của mình để góp phần giải quyết những vấn đề cụ thể và đa dạng mà các dòng họ đang gặp phải - vấn đề ngoài công nghệ.  ảnh bài viết

Tạm kết

Như vậy, việc Việt Tộc được bắt rễ từ một vấn đề thực tế như trên đã tạo được một nền móng vững chắc cho đội ngũ để phát triển sản phẩm. Trải qua quá trình nghiên cứu, phát triển và song song với đó là lắng nghe tiếp thu, nhóm phát triển đã và đang học hỏi, vận dụng những khó khăn và thách thức làm những kinh nghiệm cho sự cải tiến để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của các dòng họ Việt Nam. Trên đây là toàn bộ nội dung Phần 1 của loạt bài viết, mới các bạn độc giả theo dõi và đón đọc Phần 2 để lắng nghe những câu chuyện và quan điểm sâu sắc hơn của nhóm phát triển.